Lịch sử Người_Nãi_Man

Mông Cổ bí sử đã đề cập đến người Naiman là "Güchügüd". Theo quan điểm của nhà Turk học người Nga Nikolai Aristov, biên giới phía tây của Hãn quốc Naiman giáp ranh với sông Irtysh và biên giới phía đông của nó giáp với sông Tamir của Mông Cổ. Dãy núi Altai và khu vực miền nam Cộng hòa Altai hiện đại cũng là một phần lãnh địa của Hãn quốc Naiman cũ.[8] Người Naiman đã đặt quan hệ ngoại giao với Tây Liêu, và đã giữ thái độ thần phục cho đến năm 1175.[9] Một số học giả đã phân loại và xem họ như một bộ tộc người Turk đến từ Sekiz Oghuz (có nghĩa là "Tám Oghuz" trong tiếng Turkic).[10][11][12][13] Có nguồn cho rằng, thuật ngữ "Naiman" có nguồn gốc từ tiếng Mông Cổ có nghĩa là "tám", nhưng các ghi chép của họ lại được viết bằng một ngôn ngữ Turk làm căn cứ cho việc công nhận họ là một tộc người Turk đã bị Mông Cổ hóa.[14] Họ đã được cho là đã sử dụng một loại ngôn ngữ Turk và cả các ngôn ngữ Mông Cổ trong giao tiếp..[15] Giống như người Khiết Đan và người Duy Ngô Nhĩ, nhiều người trong số họ là tín đồ Kitô hữu Nestorian hoặc Phật giáo.

Người Naimans chủ yếu sống ở khu vực phía tây Mông Cổ, với dân số đông hơn số lượng người Mông Cổ vào khoảng cuối thế kỷ 12. Năm 1199, Thiết Mộc Chân (Thành Cát Tư Hãn) cùng với Vương hãn đã phát động chiến dịch chống lại người Naimans.[16] Họ đánh bại Buyirugh, một hãn của người Naiman. Năm 1203, Tayang khan, thủ lĩnh cuối cùng của người Naimans đã bị giết sau trận chiến với Thành Cát Tư Hãn. Con trai ông là Khuất Xuất Luật đã cùng với tàn quân còn lại của mình chạy trốn đến Tây Liêu. Khuất Xuất Luật được người Khiết Đan chào đón và vị hãn người Khiết Đan đã gả con gái cho. Khuất Xuất Luật đã sớm hình thành âm mưu chống lại người cha vợ của mình. Sau khi chiếm được ngai vàng, ông ta bắt đầu đàn áp người Hồi giáo ở Hami Oase. Việc này đã bị các bộ tộc bản địa phản đối dữ dội. Nhà nước Tây Liêu sau đó đã bị quân Mông Cổ đánh bại dưới quyền của Jebe.

Mặc dù cương vực lãnh thổ của người Naiman đã bị người Mông Cổ đánh chiếm, người Naiman được tìm thấy ở khắp nơi trong lòng Đế quốc Mông Cổ. Khatun ('nữ hoàng') Töregene của đại hãn Oa Khoát Đài có thể là người xuất thân từ bộ lạc này. Nhiều người xuất thân từ tộc Naiman sau đó đã gia nhập quân đội Mông Cổ bao gồm Ketbuqa, một vị tướng dưới trướng của Húc Liệt Ngột đã chết trong trận Ain Jalut năm 1260.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Nãi_Man http://www.familytreedna.com/public/alash/default.... http://rbedrosian.com/hetumint.htm http://atababa.kz/en/generation/middle_zhuz/nayman http://www.elim.kz/naiman/ https://books.google.com/books?hl=ru&id=BbRsMq03dh... https://books.google.com/books?id=0eEKAgAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=7f9gS40A_3IC&pg=... https://books.google.com/books?id=86g2AAAAIAAJ https://books.google.com/books?id=Qfu7ONV1pBYC&pg=... https://books.google.com/books?id=SQWW7QgUH4gC&pg=...